• Số 5, Ngách 121/2, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • lienhe@ngocthang.vn
  • 098 148 1368

Dịch vụ thiết kế Website chuẩn SEO Ngọc Thắng

Rút ngắn thời gian lên Top Google từ khóa bằng một Website chuẩn SEO

Cài đặt Google Analytics như nào? Cách dùng Google Analytics và ứng dụng như nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Google Analytics chắc chắn là công cụ không thể thiếu trong việc đọc và phân tích chỉ số trong Website. Nhưng hẳn nhiều bạn hiện vẫn chưa biết cách cài đặt Google Analytics như nào? Cách dùng Google Analytics và ứng dụng như nào phải không nào? Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn biết những điều này. Trước hết chúng ta cần biết Google Analytics là gì? Google Analytics được biết đến là công cụ hỗ trợ, đo lường hoạt động của Website một cách miễn phí và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

I. Hướng dẫn cài đặt Google Analytics.

Bước 1: Bạn đăng nhập Google bằng tài khoản Google Mail rồi vào đường dẫn sau: https://www.google.com/analytics/web?hl=vi
Clik vào ô “Đăng ký” để bắt đầu đăng ký sử dụng Google Analytics

dang-ky-Google-Analytics
Hướng dẫn cài đặt bước 1

Bước 2: Bạn gõ các thông tin của website vào các ô trống, sau đó click vào nút “Nhận ID theo dõi” ở phía dưới(kéo xuống sẽ thấy).

nhan-ID-cua-Google-Analytics
Hướng dẫn cài đặt bước 2.1
  • “Tên tài khoản” và “tên trang web”: Nên để luôn là tên website có dấu cho dễ nhớ vì sau này có nhiều website sẽ dễ quản lý.
  • URL trang web: Bạn nhập tên website chính xác và phân biệt giữa http:// và https://, có www hay không. Nếu bạn không rõ phần đầu website mình là gì thì bạn hãy truy cập vào trang chủ website của mình rồi coppy đường dẫn dán vào ô URL trang web là biết.
coppy-url
Hướng dẫn cài đặt bước 2.2
  • Danh mục ngành: Chọn 1 lĩnh vực phù hợp với website của mình, nếu không thấy thì chọn “khác” nhé
  • Múi giờ báo cáo: chọn múi giờ Việt Nam

Bước 3: Bạn cần đồng ý với các điều khoản mà Google Analytics đưa ra.

dong-y-dieu-khoan-cua-Google-Analytics
Hướng dẫn cài đặt bước 3

Bước 4: Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn một “ID theo dõi” và một “mã code

ID-va-ma-code-cua-google-analytics
Hướng dẫn cài đặt bước 4

Bạn coppy “mã code” dán vào file header.php trong trang quản trị website wordpress. Các bước thực hiện như sau:
1/ Đăng nhập vào trang quản trị website của wordpress. Vào Appearance -> Editor

vao-Appearance-chon-Editor
Hướng dẫn cài đặt bước 4.1

2/ Tiếp theo bạn click vào Header.php ở bên phía tay phải (như ảnh dưới)

chon-header.php
Hướng dẫn cài đặt bước 4.2

3/ Copy “mã code” ở đầu bước 4 và paste(dán) ở dưới thẻ <head> (như hình ở dưới) rồi click vào Update File

dan-ma-code-cua-google-analytics-vao-the-header
Hướng dẫn cài đặt bước 4.3

Vậy là xong. Bây giờ bạn đã có thể đăng nhập được vào Google Analytics để theo dõi Website của mình rồi.

II. Cách dùng Googe Analytics

1.Trang chủ:

Sau khi tạo tài khoản. Bạn truy cập vào đường dẫn https://analytics.google.com để bắt đầu sử dụng. Sau khi đăng nhập, giao diện đầu tiên hiện lên chính là trang chủ.

trang-chu-google-analytics
Trang chủ

Trang chủ là trang tổng quát các chỉ số cơ bản mà Google Analytics thu thập của người dùng giúp bạn. Tại đây bạn biết được số người dùng, số người dùng mới, phiên truy cập, thời gian trung bình người dùng ở lại trang. Bên cạnh đó chính là người dùng hiện đang trên trang cũng như trang họ đang truy cập. Nó còn cho biết người dùng đến từ đâu. Xu hướng người dùng, thời gian người dùng truy cập nhiều lúc nào. Người dùng ở đâu và truy cập bằng thiết bị gì cũng như truy cập vào trang nào nhiều hay ít.

2.Thời gian thực

2.1. Tổng quan

so-lieu-muc-tong-quan-thoi-gian-thuc-trong-google-analytics
Tổng quan thời gian thực

Tại trang tổng quan thời gian thực sẽ cho ta thấy người hoạt động hiện tại. Các trang và số người đang hoạt động trong trang đó. Người dùng đến từ đâu và tại địa điểm nào.

2.2. Vị trí

vi-tri-nguoi-dung
Vị trí người dùng hiện tại trên website

Trang vị trí trong thời gian thực sẽ cho bạn biết người dùng website ngay bây giờ đến từ đâu. Có thể thấy hiện tại người dùng đến từ Việt Nam. Các thành phố là HCM, Hà Nội, Thái Bình.

2.3. Nguồn lưu lượng

nguon-luu-luong
Nguồn lưu lượng của người dùng hiện tại

Nguồn lưu lượng sẽ cho biết người dùng hiện tại đang vào website bằng nguồn nào. Qua ảnh trên có thể thấy người dùng vào băng Google và không phải trả phí.

2.4. Nội dung

noi-dung
nội dung

Tại trang nội dung sẽ cho bạn biết người dùng đang ở những trang nào. Trang đó tiêu đề và Url như nào.

3. Đối tượng

3.1. Tổng quan

tong-quan-doi-tuong
tổng quan đối tượng

Tại trang tổng quan đối tượng bạn sẽ biết được có bao nhiêu người dùng truy cập website. Bao nhiêu người dùng mới. Số phiên và số phiên trên mỗi người dùng. Số lượt xem trang và số lượt xem trang trên mỗi phiên truy cập. Thời gian trung bình trên trang và tỷ lệ thoát. Bên dưới bạn sẽ biết được một số điều cơ bản về nhân khẩu học như quốc gia, ngôn ngữ, thiết bị truy cập và nền tảng truy cập.

3.2. Người dùng đang hoạt động

chi-so-nguoi-dung-dang-hoat-dong
số người dùng hoạt động trên website

Tại đây bạn có thể biết số người dùng truy cập website bạn trong 1 ngày, 7 ngày 14 và 28 ngày là bao nhiêu. Cũng như có biểu đồ giúp bạn quan sát sự chênh lệch của chỉ số dễ dàng.

3.3. Đối tượng

bieu-do-do-tuoi
Độ tuổi
bieu-do-gioi-tinh
Giới tính
bieu-do-so-thich
Sở thích

Tại phần đối tượng bạn sẽ xem được độ tuổi, giới tính, sở thích của người dùng vào Website của bạn.

3.4. Địa lý

ngon-ngu-nguoi-dung
Ngôn ngữ
vi-tri-dia-ly-nguoi-dung
Vị trí địa lý người dùng

Ở phần địa lý bạn sẽ biết được người dùng của bạn dùng ngôn ngữ và đến từ quốc gia nào. Bạn có thể ấn cào quốc gia mà bạn muốn xem để xem được chi tiết về thành phố mà người dùng của bạn truy cập.

3.5. Công nghệ

nen-tang-nguoi-dung-truy-cap-vao-website
Nền tảng người dùng truy cập vào website

Tại đây bạn sẽ biết được người dùng truy cập vào website bằng nền tảng nào. Trong ảnh trên có thể thấy người dùng truy cập chủ yếu bằng Chorme, Safari, Coc Coc,…

3.6. Thiết bị

thiet-bi-nguoi-dung-truy-cap
thiết bị người dùng truy cập

Trong ảnh trên bạn sẽ biết được người dùng truy cập bằng thiết bị nào. Có 3 thiết bị chính là Mobile, Desktop, Tablet. Trong đó người dùng truy cập nhiều nhất là Mobile xong đến Desktop và Tablet.

4. Thu nạp

4.1. Tổng quan

tong-quan-thu-nap
Tổng quan thu nạp

Tại đây bạn sẽ biết người dùng truy cập vào bằng nguồn nào. Có thể thấy người dùng chủ yếu đến từ nguồn tìm kiếm tự nhiên. Tiếp đến là nguồn giới thiệu. Bên cạnh đó bạn cũng biết được hành vi người dùng đến từ nguồn này như nào.

5. Hành vi

5.1. Tổng quan

tong-quan-hanh-vi-nguoi-dung-trong-Google-analytics
Tổng quan hành vi

Tại đây bạn có thể xem được tại đây bạn sẽ biết được số lượt xem trang, số lượt xem chỉ 1 lần. Thời gian trung bình trên trang, tỷ lệ thoát. Bạn còn biết được trang và số lượt xem trang đó chiến bao nhiêu phần trăm.

5.2. Tốc độ trang web

toc-do-website-trong-google-analytics
Tốc độ website

Tại đây bạn sẽ biết được tốc độ tải trang trung bình. Thời gian chuyển hướng trung bình. Thời gian tra cứu tên miền trung bình. Thời gian phản phồi trung bình của máy chủ. Thời gian tải trang xuống trung bình. Bên dưới sẽ là thời gian tải trang trung bình trên mỗi trình duyệt. Trong ảnh có thể thấy thời gian tải trung bình của Safari là nhanh nhất với 7,21s còn chậm nhất là của Edge với 20,3s

Qua trên chính là cách sử dụng và đọc chỉ số Google Analytics. Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách ứng dụng các chỉ số như nào nhé.

III. Ứng dụng của Google Analytics

1. Chỉ số người dùng, phiên, tỷ lệ thoát, thời lượng phiên.

chi-so-nguoi-dung-phien-ty-le-thoat-thoi-luong-phien
Chỉ số người dùng, phiên, tỷ lệ thoát và thời lượng phiên

Khi biết các chỉ số này bạn sẽ biết được website của bạn đang ở tình trạng tốt hay xấu. Từ đó mình sẽ đưa ra kế hoạch để tăng các chỉ số người dùng, phiên, thời lượng phiên. Giảm chỉ số tỷ lệ thoát.

2. Người dùng đang hoạt động

so-lieu-muc-tong-quan-thoi-gian-thuc

Khi biết người dùng hiện đang hoạt động trên web tại trang nào, ở đâu, có bao nhiêu người trên trang đó. Từ đó bạn có thể mở tab ẩn danh tìm kiếm từ khóa của trang đó xem đã lên top tìm kiếm chưa. Nếu lên top 1 tìm kiếm rồi thì thôi còn nếu chưa bạn cần tìm cách tối ưu để đưa trang lên vị trí cao hơn. Bạn cũng có thể đặt các internal link để thu hút traffic trỏ về trang bạn muốn. Cũng như làm những nội dung tương tự để lôi kéo khách hàng ở lại lâu hơn.

3. Nguồn truy cập đến từ đâu.

nguon-truy-cap-website-duoc-bao-cao-tren-google-analytics

Khi bạn biết nguồn truy cập của mình tới từ đâu. Khi đó bạn cần tìm cách để nâng cao nguồn truy cập mà bạn muốn người dùng vào bằng nguồn đó nhất. Ví dụ khi bạn muốn người dùng vào bằng nguồn Organic Search nhiều nhất thì bạn cần làm thật tốt SEO.

4. Chỉ số độ tuổi, giới tính, sở thích.

Khi biết các chỉ số này bạn sẽ đưa ra được chiến lược nội dung cho Website của mình. Biết được đối tượng vào Web của mình có đúng với đối tượng mục tiêu bạn đặt ra hay không. Ví dụ độ tuổi chủ yếu truy cập vào website từ 25-34, giới tính chủ yếu là nam, với sở thích chủ yếu là thể thao và du lịch. Như vậy bạn cần xây dựng một nội dung phù hợp với độ tuổi, giới tính và sở thích của người dùng chủ yếu vào website. Điều đó sẽ giúp bạn giữ chân được họ cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Ngoài ra điều đó cũng giúp bạn xây dựng nội dung cho chạy ads Google và target đối tượng.

5. Người dùng truy cập chủ yếu trang nào?

cac-trang-nguoi-dung-truy-cap
Các trang người dùng truy cập

Khi biết người dùng chủ yếu truy cập vào trang nào. Bạn có thể đặt internal link của các trang liên quan đến trang đó vào bài viết. Điều đó sẽ giúp bạn tăng thêm traffic cho những trang có lượng traffic chưa ổn. Cũng như làm thời gian người dùng trên trang tăng lên.

6. Tốc độ load của website

chi-so-toc-do-load
tốc độ load của web trên các nền tảng

Tốc độ load là điều quyết định về tối ưu trải nghiệm người dùng trên website. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc người dùng có tiếp tục xem hay là thoát khỏi website luôn. Vì vậy khi biết chỉ số này thì bạn cần tìm cách để nâng cao tốc độ web nếu như web của bạn đang chưa ổn. Một số Plugin sẽ giúp bạn khắc phục điều này như Nitro Pack, WP – Rocket. Bạn cũng cần chú ý về dung lượng hình ảnh khi đăng lên web cũng như định dạng của ảnh. Định dạng ảnh có thể là jpg, jpeg và dung lượng cần không quá 100kb.

IV. Lời kết

Qua bài viết này Học SEO cơ bản muốn giúp bạn biết được cách cài đặt, sử dụng cũng như ứng dụng của các chỉ số quan trọng trong Google Analytics. Cám ơn bạn đã xem hết bài viết.

Xem thêm một số bài viết hay về SEO Onpage tại đây.

Xem thêm một số bài viết hay về SEO Offpage tại đây

 

anh
HỌC SEO

Blog Học SEO Cơ Bản là một blog được xây dựng bởi đội ngũ SEO của công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng. Với mục tiêu đưa kiến thức SEO từ cơ bản tới nâng cao tới các bạn đọc một cách chính xác và dễ tiếp cận nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN

Internal Link là gì? Hướng dẫn đi liên kết nội bộ tối ưu SEO 2024
cách nghiên cứu từ khóa SEO
Hướng Dẫn Cách Nghiên Cứu Từ Khoá SEO Chuẩn Hiệu Quả 100%
Tìm hiểu về traffic
Traffic là gì? Top yếu tố tác động và cách tăng traffic cho website 2024

Đã trót tới đây sao không một lần ghé thăm Ngọc Thắng

Xem ngay Ngọc Thắng có gì