• Số 5, Ngách 121/2, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • lienhe@ngocthang.vn
  • 098 148 1368

Dịch vụ thiết kế Website chuẩn SEO Ngọc Thắng

Rút ngắn thời gian lên Top Google từ khóa bằng một Website chuẩn SEO

SEO Onpage là gì? Phương pháp tối ưu Seo Onpage hiệu quả

5/5 - (3 bình chọn)

Bạn là một người mới biết về SEO, bạn đang chuẩn bị viết bài cho website. Bạn đã từng nghe nói về SEO Onpage chưa ? Làm cách nào để tối ưu SEO Onpage hiệu quả, giúp website của bạn được xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Cùng Học SEO tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Bản chất Onpage là gì?

Onpage là toàn bộ nội dung, hình ảnh, thông tin,… trên website hiển thị ra dành cho người dùng và google nhìn thấy và hiểu được thông tin.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage được thực hiện để tối ưu hóa trực tiếp các trang trên website, để được xếp hạng cao hơn trên bảng kết quả mà công cụ tìm kiếm trả về; từ đó giúp trang web đạt nhiều lưu lượng truy cập hơn, tiếp cận nhiều khách hàng phù hợp hơn từ nguồn tìm kiếm tự nhiên. Công việc này bao gồm tối ưu hóa mã HTML, các thẻ tiêu đề, mô tả, …

SEO Onpage

Tại sao phải tối ưu SEO Onpage cho bài viết?

Để lên top từ khóa trên bảng kết quả tìm kiếm thì viết content không vẫn chưa đủ, bạn phải đảm bảo bài viết được tối ưu chuẩn SEO Onpage.

Ngoài ra viết bài chuẩn SEO Onpage ngay từ đầu sẽ giúp bạn kiểm soát nội dung, chất lượng tốt hơn, từ đó dễ dàng Onpage về sau.

Trên cơ bản, bài viết chuẩn SEO cần đáp ứng những tiêu chí SEO về Title, Meta Description, H1, H2, URL

 Phương pháp tối ưu SEO Onpage hiệu quả

Dưới đây là phương pháp tối ưu SEO Onpage đang được Google đánh giá hàng đầu. Nắm vững và vận dụng hiệu quả phương pháp này sẽ giúp website của bạn được Google “ưu ái”, tạo cơ hội để thăng hạng website nhanh chóng, chiếm lĩnh những vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.

1. Tối ưu URL trong SEO Onpage

URL có nghĩa là một đường link cố định. Đây là phương tiện để người dùng sử dụng và truy cập đến tài nguyên trên internet. Mỗi trang web khi ta truy cập tìm kiếm hàng ngày đều được gán một địa chỉ cụ thể. Bạn chỉ cần nhập địa chỉ – đường link URL đó và search là có thể đến được địa chỉ website mà mình tìm kiếm.

– URL cần chứa từ khóa chính

– Sử dụng dấu gạch ngang phân cách các từ “-”

– Ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ).

2. Phân bổ các thẻ Heading hợp lý

Yếu tố quan trọng để “đọc vị” một thiết kế website chuẩn SEO, chính là bạn cần sắp xếp các thẻ <h> theo cấu trúc hợp lý.

Thẻ <H> trong SEO bao gồm 6 loại: H1, H2, H3, H4, H5, H6. Theo như thứ tự ưu tiên, thì tầm quan trọng của các thẻ sẽ giảm dần từ H1 – H6, nhưng thường thì thẻ H1, H2, H3 sẽ quan trọng và được sử dụng nhiều nhất để tối ưu chuẩn Seo cho website. Nếu một website như một quyển sách, thì H1 chính là tựa đề của cuốn sách, H2 chính là tiêu đề của từng chương, và những tiêu đề nhỏ hơn trong bài viết của các chương chính là H3, trong khi những thẻ còn lại có xu hướng được sử dụng để nhấn mạnh và làm rõ nội dung chính của chủ đề mà chúng ta đang nói đến trong website hay bài viết của mình.

Khi các thẻ <H> được phân bổ hợp lý, công cụ tìm kiếm sẽ có thể hiểu được đâu là nội dung chính của website. Mình nhấn mạnh từ hợp lý, để website của bạn có thể chuẩn SEO một cách tự nhiên nhất.

3. Thẻ ALT

Thẻ alt là viết tắt của Alternative information (nghĩa là “thông tin thay thế”). Nó còn có một số tên gọi khác là thẻ mô tả alt ảnh. Hình ảnh trong bài viết là thứ mà công cụ tìm kiếm hoặc robot không thể hiểu và tìm được. Vì vậy, người ta chọn giải pháp thay thế là dùng thẻ alt.

Khi dùng thẻ alt để mô tả hình ảnh, các bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Không được quá dài dòng mà cần phải ngắn gọn, súc tích, tập trung vào chủ đề.
  • Phải chứa từ khóa nhưng không được nhồi nhét một cách cố ý vì google không thích điều này.
  • Không nên ưu tiên thẻ alt hơn những mục chính như tiêu đề, mô tả trừ những bài viết có nội dung chính là hình ảnh.

4. Tối ưu Meta Description cho bài viết

Đối với thẻ Meta Description của bài viết bạn nên giới hạn ký tự tối đa là 156 ký tự. Đoạn văn bản Meta Description cố gắng thâu tóm được nội dung của bài viết.

Trong quá trình bạn viết Meta Description thì sẽ có chức năng tự đếm số ký tự trong văn bản và tự động trừ; thông báo cho bạn biết là đoạn mô tả này của bạn có thêm bao nhiêu ký tự nữa. Nếu vượt quá thì màu của số thông báo sẽ chuyển từ màu xanh lá cây sang màu cam.

5. Khai báo sitemap

Sitemap là hệ thống các đường link dẫn đến trang web chính; tiếp tới các trang con và nó được thể hiện rõ ràng, chi tiết, một cách cụ thể và rành mạch nhất.

Sitemap là một trong nhiều yếu tố quan trọng trong SEO website để Google index nhanh chóng và đánh giá website của bạn tốt,

Đồng thời, sitemap giữ chức năng update những thay đổi trên website khi thực hiện những thay đổi bất kỳ.  Ví dụ như thêm một trang mới hay thay đổi website hiện tại chẳng hạn,…

6. Cài đặt Google Analytics

Google Analytics là một công cụ phân tích website do Google cung cấp. Đây là công cụ mạnh và hiệu quả nhất mà bất cứ người làm SEO hoặc quản trị website cần phải có.

Đối với SEO, bạn có thể theo dõi những thứ như số lượng lưu lượng truy cập bạn nhận được từ các công cụ tìm kiếm; trang nào đang nhận được lưu lượng truy cập không phải trả tiền nhất; tỷ lệ thoát cũng như nhiều chỉ số quan trọng khác.

Một số công cụ Check Onpage

Để giúp việc SEO Onpage của bạn được thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn, tôi sẽ chia sẻ đến bạn công cụ check Onpage tốt nhất hiện nay.

Công cụ check onpage

1. Yoast SEO

Yoast SEO là công cụ được sử dụng phổ biến hàng đầu tại Việt Nam; được tích hợp sẵn ngay trên WordPress. Công cụ đắc lực này hoàn toàn miễn phí và bạn có thể sử dụng nó một cách dễ dàng. Dù bạn xây dựng một trang blog cá nhân hay bạn là chuyên viên SEO website thì công cụ này đều hỗ trợ rất tốt.

Bạn có thể nâng cấp Yoast SEO Premium để được sử dụng đầy đủ các tính năng. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí đã bao gồm những tính năng cơ bản và đầy đủ để bạn có thể tối ưu hóa SEO Onpage.

Yoast SEO có thể giúp bạn các công việc như: kiểm tra Title, Meta Description, quản lý Sitemap,… Và nhiều thứ khác liên quan đến SEO.

2. SEOQuake

SEOQuake là công cụ hỗ trợ bạn check SEO Onpage hoàn toàn miễn phí. Công cụ giúp bạn phân tích các yếu tố Onpage trên website đã thỏa mãn các yêu cầu của công cụ tìm kiếm hay chưa.

SEOQuake sẽ giúp bạn kiểm tra các lỗi Onpage như: URL, Title, Meta Description, Meta keywords, Headings, Hình ảnh, Favicon, Sitemap,…

Hiện tại, GTV thường dùng SEOQuake để check Keyword Density rất hiệu quả. Đây chính là công cụ mà tôi khuyên bạn nên sử dụng để tối ưu hóa Onpage cho website của mình.

Lời kết

Trên đây tôi đã giới thiệu đến bạn đọc bản chất của Onpage và các phương pháp tối ưu SEO Onpage hiệu quả. Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

anh
HỌC SEO

Blog Học SEO Cơ Bản là một blog được xây dựng bởi đội ngũ SEO của công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng. Với mục tiêu đưa kiến thức SEO từ cơ bản tới nâng cao tới các bạn đọc một cách chính xác và dễ tiếp cận nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

TIN LIÊN QUAN

thẻ meta tag
Meta Tag là gì? Một số thẻ Meta Tag quan trọng và cách sử dụng chúng
Tối ưu thẻ ALT trong SEO
Thuộc tính ALT là gì? Hướng dẫn cách tối ưu hóa thẻ ALT chuẩn SEO
Cấu Trúc Silo Là Gì? Cách Triển Khai Website Theo Cấu Trúc Silo

Đã trót tới đây sao không một lần ghé thăm Ngọc Thắng

Xem ngay Ngọc Thắng có gì