• Số 5, Ngách 121/2, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • lienhe@ngocthang.vn
  • 098 148 1368

Dịch vụ thiết kế Website chuẩn SEO Ngọc Thắng

Rút ngắn thời gian lên Top Google từ khóa bằng một Website chuẩn SEO

SEOquake là gì? Tất tần tật các tính năng của SEOquake giúp tối ưu SEO

5/5 - (2 bình chọn)

Chắc hẳn là một SEOer, chúng ta đều cần sử dụng công cụ SEOquake. Đối với những người mới bắt đầu làm SEO có lẽ chưa hiểu rõ công cụ này là gì, tính năng của SEOquake ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung sau, cùng theo dõi nhé!

Tính năng của SEOquake

SEOquake là gì?

SEOquake là plugin SEO miễn phí được tích hợp trên các trình duyệt Google Chorme, Opera và Mozilla Firefox. Đây là công cụ cung cấp dữ liệu về các yếu tố tối ưu onpage và hỗ trợ người làm SEO bằng cách đánh giá mức độ hoạt động trang website của bạn và đối thủ.

SEOquake cũng có khuyết điểm là khá nặng và phức tạp. Nó có thể gây ảnh hưởng nhiều đến tốc độ load trang khi sử dụng.

Tính năng của SEOquake là gì?

Chúng ta có thể sử dụng SEOquake để phân tích các trang của một website. Chúng có thể là website của bạn hay bất kỳ một website nào, kể cả đối thủ.

Dưới đây là một vài công dụng chính:

– Là công cụ đắc lực cho người làm SEO, SEOquake cung cấp các số liệu:

  • Alexa Rank
  • Tuổi của Domain (Domain Age)
  • Bing Score
  • SEMrush ranking, tra cứu thông tin miền (whois)
  • Một số dữ liệu khác liên quan đến kết quả trên SERP.

– Các công dụng của SEOquake:

  • Đánh giá các chỉ số trên của website một cách nhanh chóng.
  • Kiểm tra sự thân thiện với thiết bị di động.
  • Phân tích tất cả các trang phản hồi của công cụ tìm kiếm, cung cấp tùy chọn xuất sang hệ thống ở định dạng CSV.
  • Theo dõi độ khó và mức độ cạnh tranh của từ khóa.
  • Phân tích External link và Internal link.
  • So sánh domain và URL.
  • Phân tích chi tiết Backlink.
  • Thực hiện SEO audit cho bất kỳ trang web nào.

Ngoài ra, bạn có thể mở file nguồn của những trang web đã tìm kiếm từ chính các tìm kiếm mà không cần phải truy cập trang web. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn Ctrl + U.

Để hiểu rõ hơn về công dụng, chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung của những phần sau. Trước tiên, để hiểu được thì chúng ta phải cài đặt SEOquake.

Cách cài đặt, bật và xóa SEOquake

Dưới đây là hướng dẫn cách cài đặt, bật và xóa SEOquake bạn cần biết:

1. Cài đặt SEOquake

Bước 1: Nhập từ khóa “Add on SEOquake” trên thanh tìm kiếm của Google và chọn SEOquake – Google Chrome.

Hướng dẫn cài đặt SEOquake
Bước 2: Chọn Thêm vào Chrome.

Hướng dẫn cài đặt SEOquake

Bước 4: Chọn add extension.

 

Chọn add extension

Như vậy bạn đã hoàn tất cài đặt, logo SEOquake sẽ xuất hiện ở phía trên bên phải của trình duyệt.

Hoàn tất cài đặt SEOquake

2. Cách tắt mở SEOquake

Bạn chỉ cần nhấp vào logo của SEOquake trên thanh công cụ và click vào biểu tượng Tắt/ Mở là được.

Cách đóng mở SEOquake

3. Cách xóa SEOquake

Click chuột phải vào biểu tượng của SEOquake, sau đó chọn Xóa khỏi Chorme là đã có thể xóa tiện ích này.

Cách xóa SEOquake

4. Giảm mức độ nặng của SEOquake

Như đã nói ở trên, SEOquake khá nặng và gây ảnh hưởng nhiều đến tốc độ load trang. Vậy nên khi cài đặt, chúng ta nên bỏ một số lựa chọn dưới đây. Lúc cần sử dụng thì chỉ cần bật lên một cách nhanh chóng.

giảm độ nặng của SEOquake

Phân tích SERP để xác định thứ hạng của trang web

Chúng ta có thể phân tích các trang web có cùng lĩnh vực, có cùng sản phẩm với website mình. Các web này thường nằm trong top 10 Google theo từ khóa mà bạn tìm kiếm trên SERP.

Khi vào trang web của đối thủ và bật SEOquake, công cụ nhanh chóng trả về những kết quả phân tích. Với những người mới bắt đầu sử dụng cơ bản, chúng ta chú ý các phần chính:

– Page overview: Tổng quan về trang web, có các số liệu như: thứ hạng Google, độ tuổi của tên miền, số lượng liên kết… và nhiều chỉ số khác.

– Keyword difficulty: Độ khó của từ khóa theo dạng %.

– Disable the overlay: Chỉ cần vô hiệu khóa phần lọc bằng một nút bấm. Tuy nhiên SEOquake vẫn hoạt động.

– Export CSV: Xuất dữ liệu ra file CSV để phân tích.

– Số liệu trang: Các số liệu như backlinks, domain age, facebook share, G+ shares, Alexa rank, semrush rank. Ngoài ra còn nhiều số liệu khác tùy vào cách cài đặt.

Các tính năng phân tích một trang web của SEOquake

Dưới đây là một số tính tăng chính của SEOquake:

1. Xem thông tin trang

Tại tab PAGE INFO bạn sẽ xem được các thông tin của trang như tiêu đề, thẻ meta description, số lượng internal link, external link…

Tính năng Page Info của SEOquake

Cuộn xuống phía dưới dưới trang, bạn còn có thể thấy các thông số khác của page, domain, backlink, Keywords density (mật độ từ khóa).

Các thông số trên trang

Mật độ từ khóa của trang

2. Phân tích Onpage SEO audit

Đây có thể coi là tính năng quan trọng nhất của SEOquake. Những tiêu chí về SEO Onpage sẽ được phân tích xem đã được tối ưu chưa. Mục đích là để website được đánh giá tốt hơn, thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm Google.

Khi nhấn vào “DIAGNOSIS” sẽ hiện ra những tiêu chí chưa được tối ưu để chúng ta hoàn thiện.

Tính năng DIAGNOSIS của SEOquake

Rất nhiều chỉ số hiện ra thuộc 3 nhóm chính là: Page analysis, Mobile compliance và Site compliance.

2.1. Page analysis (Phân tích trang)

Page analysis phân tích các tiêu chí sau của trang:

– Thẻ URL: Đây là thể đường dẫn trang web trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Thẻ url tối ưu nhất nên chứa từ khóa cần SEO và ngắn gọn. Đối với tên miền thì khó để được tên chứa từ khóa.

– Thẻ Canonical: Trên trang nếu có các bài viết trùng nhau thì Google sẽ đánh giá thấp và làm giảm thứ hạng. Thẻ canonical kiểm tra sự tối ưu của nội dung các bài viết trên trang web.

– Thẻ Title: Là tiêu đề của bài viết/ trang/ website khi người dùng tìm kiếm. Thẻ Title nên có từ 10 đến 70 kí tự và tránh trùng lặp.

– Thẻ Meta Description: Đây là thẻ mô tả thông tin trang, chứa từ khóa muốn SEO với độ dài dưới 156 ký tự.

– Meta keywords: Việc tối ưu thẻ không còn ảnh hưởng đến việc xếp hạng website vì thuật toán Google thay đổi nhưng nếu được thì bạn vẫn nên tối ưu.

– Thẻ Headings: Mỗi trang có một thẻ H1 duy nhất và có các thẻ theo thứ tự giảm dần là H2,H3,H4… Bạn nên để thẻ chứa từ khóa và nếu có từ H3 đến H6 đầy đủ thì tốt hơn.

– Thẻ images: Để Bots nhận diện được nội dung ảnh, bạn cần thêm thẻ Alt (nội dung thay thế). Tối ưu thêm ảnh cũng giúp ảnh của bạn hiển thị tốt hơn trên Google Hình Ảnh.

– Text/ HTML ratio: Text Ratio là số lượng text được lấy ra và hiển thị so sánh với toàn bộ mã HTML trả về. Là phần trăm số text trên trang web của bạn và lớn hơn 50% là tối ưu tốt.

– Frames: Định dạng trong HTML giúp hiển thị đa tài liệu trên cửa sổ trình duyệt giúp website đẹp hơn. Tuy nhiên, website cần SEO nên hạn chế tối đa việc dùng Frame.

– Flash: Là ứng dụng đồ họa thay thế cho các hình ảnh nhàm chán nhằm tăng tính tương tác và độ hấp dẫn của nội dung. Bạn không nên dùng nhiều Flash vì sẽ làm cho tốc độ load trang chậm, Google cũng đọc và hiểu Flash rất kém.

– Microformats: Định dạng giúp xác định một loại thông tin cụ thể như địa chỉ, bài viết, số điện thoại… Định dạng Microformat được sử dụng nhiều nhất là Schema.

– Schema.org: Schema.org hay Schema là 1 thuật ngữ về các thẻ mà bạn có thể thêm vào HTML để cải thiện thứ hạng trên Google.

– The Open Graph: Làm cho trang web thành một đối tượng có các thuộc tính mà mạng xã hội đòi hỏi. Các thuộc tính này do ta thiết lập, giúp bạn có thể like và share bài viết trên website lên các trang mạng xã hội.

– Twitter Card: Cách hiển thị thông tin lên Twitter tự động qua các liên kết có trong website bao gồm hình ảnh, đoạn trích dẫn, tiêu đề, thông tin về sản phẩm, ứng dụng… mà không phải tự upload hình ảnh, viết text quá nhiều.

2.2. Mobile compliance (Tuân thủ trên thiết bị di động)

Mobile compliance sẽ kiểm tra mức độ tuân thủ của trang web/ trang đích trên các thiết bị di động.

– AMP: Giúp trang web nhẹ và tải nhanh, đặc biệt trên thiết bị di động. Trình quản lý thẻ hỗ trợ vùng chứa AMP, tương tự như vùng chứa web chuẩn. Đối với thời đại smartphone, tối ưu cho thiết bị di động là điều cần thiết.

– Meta viewport: Yếu tố website hiển thị tốt trên thiết bị di động. Cho phép kiểm soát chiều rộng của trang trên các thiết bị khác nhau.

2.3. Site compliance Site Compliance (Tuân thủ trang web)

Site compliance Site Compliance xem xét toàn bộ website, thay vì 1 trang cụ thể như các tính năng trên.

– Robots.txt: Là một dạng text đặc biệt giúp cho các webmaster linh hoạt hơn trong việc cho hay không BOT index một khu vực nào đó trong website của bạn.

– XML Sitemaps: Là một bản đồ của website, là một đường dẫn trên website của bạn có đuôi xml. Bạn sẽ khai báo cho công cụ tìm kiếm về các trang tồn tại, mức độ cập nhật, mức độ quan trọng của nó.

– Language: Thẻ khai báo ngôn ngữ của website. Thẻ này giúp bộ máy tìm kiếm hiểu ngôn ngữ và hướng người dùng vào website.

– Doctype: Thẻ được sử dụng để xác định phiên bản của HTML mà một tài liệu đang sử dụng. Nó hướng tới việc khai báo kiểu tài liệu.

– Encoding: Thuật ngữ áp dụng đối với video và âm thanh, hiểu nôm na là “giải nén và mã hóa hình ảnh và âm thanh kỹ thuật số”.

– Google™ Analytics: Là công cụ phân tích website và thống kê số liệu website. Cài đặt Google Analytics giúp bạn theo dõi các chỉ số của website hiệu quả.

– Favicon: Một ảnh nhỏ hiển thị trước tiêu đề của trang trên thanh tiêu đề. Favicon cũng được hiển thị khi người dùng bookmark địa chỉ trang web.

3. Phân tích internal link và external link

Chúng ta có thể kiểm tra được internal link (link nội) giúp việc kiểm soát dòng chảy trên website dễ dàng hơn.

SEOquake còn có tính năng kiểm tra external link (link trỏ ra bên ngoài website). Kể cả khi người tạo theme đặt link ẩn trong code mà thông thường không thể nhìn thấy.

Tính năng phân tích link của SEOquake

4. Phân tích mật độ từ khóa trang web

Công cụ tìm kiếm như Google ngày càng thông minh. Google có thể đánh giá chất lượng nội dung thỏa mãn nhu cầu người dùng hơn nên việc nhồi nhét từ khóa là điều không nên.

Tab DENSITY trên SEOquake sẽ giúp bạn phân tích mật độ từ khóa. Đồng thời giúp người làm SEO kiểm soát chúng tốt hơn. Phần này sẽ hiển thị theo thứ tự phân cấp từ khóa 1 từ, từ khóa 2 từ, từ khóa 3 từ và từ khóa 4 từ.

Các chỉ số trả về là: mật độ từ khóa (density), độ nổi bật (prominence), vị trí xuất hiện (found in), số lần xuất hiện (repeat).

Để tối ưu từ khóa thì thang đo mật độ ổn định trong mức 1,5% cho tới 2% là ổn.

Phân tích mật độ từ khóa

5. So sánh URL và Domain

So sánh URL và Domain cũng là một tính năng khác của SEOquake. Chúng ta có thể đối chiếu 1000 URL với rất nhiều chỉ số như tuổi tên miền, Index Google, số lượng liên kết và 20 thông số khác nhau.

Cách để so sánh URL:

Bước 1: Chọn SEOquake trên thanh công cụ.

Bước 2: Nhấn vào tab “COMPARE URLS”.

Cách so sánh url và domain trên SEOquake

Bước 3: Điền các URL vào, nhớ xuống dòng cho mỗi URL.

Cách so sánh url và domain trên SEOquake

Bước 4: SEOquake sẽ nhanh chóng trả kết quả hiển thị các chỉ số cần so sánh.

Cách so sánh url trên SEOquake

Lời kết

Như vậy, Học SEO cơ bản đã tổng hợp các công dụng, cách cài đặt, cách sử dụng cũng như một số tính năng của SEOquake. Hy vọng nội dung này sẽ hỗ trợ và giúp bạn ứng dụng linh hoạt vào việc làm SEO của mình. Chúc bạn thành công!

 

anh
HỌC SEO

Blog Học SEO Cơ Bản là một blog được xây dựng bởi đội ngũ SEO của công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng. Với mục tiêu đưa kiến thức SEO từ cơ bản tới nâng cao tới các bạn đọc một cách chính xác và dễ tiếp cận nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN

Đã trót tới đây sao không một lần ghé thăm Ngọc Thắng

Xem ngay Ngọc Thắng có gì