• Số 5, Ngách 121/2, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • lienhe@ngocthang.vn
  • 098 148 1368

Dịch vụ thiết kế Website chuẩn SEO Ngọc Thắng

Rút ngắn thời gian lên Top Google từ khóa bằng một Website chuẩn SEO

Cấu Trúc Silo Là Gì? Cách Triển Khai Website Theo Cấu Trúc Silo

5/5 - (2 bình chọn)

Với các SEOer, việc tổ chức, sắp xếp các nội dung của website một cách hợp lý; rõ ràng những cần phải độc đáo, tiện ích quả là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng những ưu điểm của cấu trúc silo để làm được điều đó. Cấu trúc này hiện được sử dụng rộng rãi và mang đến nhiều tiện ích vượt trội. Vậy cấu trúc silo là gì? Cách triển khai website như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Cấu trúc silo là gì?

Cấu trúc silo được hiểu đơn giản là việc phân chia; bóc tách nội dung website thành các thư mục riêng biệt. Các thông tin liên quan đến nhau sẽ được sắp xếp chung một nhóm. Sau đó tiếp tục được phân chia theo thứ bậc. Các SEOer sẽ sắp xếp các chủ đề nhằm tạo thành một vòng tròn đơn khép kín. Trong cấu trúc Silo, các liên kết không có sự chồng chéo lên nhau mà được sắp xếp tuần tự.

cau-truc-silo

 

Google đánh giá thứ hạng website chính xác hơn nếu website đó có cấu trúc rõ ràng và nhiều nội dung liên quan đến chủ đề. SEOer có thể đáp ứng các truy vấn của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó qua cấu trúc silo; bằng cách lên ý tưởng, tổ chức nội dung hợp lý. Các trang chứa truy vấn chính của người sử dụng về chủ đề nào đó cũng giúp Google hiểu rõ hơn về website của bạn. Trong một cấu trúc silo, các nội dung sẽ được phân tách nhỏ dần thành nhiều phần cho đến khi đáp ứng được mọi thắc mắc của người dùng.

Ví dụ:

Ở website 360 Boutique, cấu trúc silo của website sẽ được thấy tại các đề mục nhỏ có liên quan như: Thời trang nam, thời trang Kids. Về Thời trang nam, có thể chứa một trang về áo, một trang về quần, một trang về giày dép, một trang về phụ kiện,… Dựa theo những chủ đề này, bạn có thể tìm thấy các silo theo từng chủ đề.

Các loại cấu trúc silo trong seo

Silo vật lý thông qua cấu trúc thư mục và silo ảo thông qua cấu trúc liên kết là hai loại cấu trúc silo trong SEO.

Silo vật lý

Silo vật lý được hiểu là việc thiết lập các thư mục URL như một chiếc tủ phân loại hồ sơ hay kho tài liệu được sắp xếp theo từng chủ đề; từng khu vực nhằm gắn kết các trang có liên quan với nhau. Tại mỗi danh mục cụ thể sẽ có các chủ đề gồm một nhóm các trang được lưu trong cùng thư mục. Mỗi category cần có heading riêng và rõ ràng.

Các SEOer cần tạo cấu trúc thư mục phù hợp với các chủ đề trong trang web để có được silo vật lý hoàn chỉnh. Silo vật lý có thể là 1 tầng hoặc nhiều tầng. Nếu bạn có ý định thay đổi cấu trúc về sau thì không nên sử dụng silo vật lý, sẽ dẫn đến rủi ro cao.

Cấu trúc để xác định silo: “tên domain/silopage/sub-silopage”.

Ví dụ cụ thể: https://www.dienmayxanh.com/tu-lanh/samsung-rt19m300bgs-sv

  • Homepage: https://www.dienmayxanh.com/
  • Silopage: https://www.dienmayxanh.com/tu-lanh
  • Sub-Silopage: https://www.dienmayxanh.com/tu-lanh/samsung-rt19m300bgs-sv

Silo vật lý thường được gặp ở các trang thương mại điện tử. Các subcategory khác nhau sẽ được nằm trong các category. Cấu trúc này cần được thể hiện rõ ràng nếu không công cụ tìm kiếm và ngay cả bản thân người dùng cũng khó hình dung được mục đích cũng như chủ đề của website.

Silo ảo

Mô hình cấu trúc silo ảo chủ yếu được thể hiện thông qua link nội bộ. Hình thức này để liên kết các trang có liên quan đến nhau hoặc phân tách những bài không liên quan ra. Hình thức này cũng góp phần tăng sức mạnh của landing page của mỗi silo.
Silo ảo được hình thành từ các liên kết siêu văn bản hay còn gọi là hypertext link giữa các trang liên quan đến nhau. Có thể thấy silo ảo khác hẳn với silo vật lý. Tuy nhiên trên thực tế, ngay cả khi không có silo vật lý thì việc liên kết các trang liên quan thông qua silo ảo vẫn có thể mang đến hiệu quả cao.

cau-truc-silo-ao

Có thể kết luận rằng silo ảo có sức mạnh cực to lớn và đóng vai trò quan trọng. Các nội dung cho toàn website sẽ được hợp nhất khi liên kết các trang có nội dung liên quan với nhau. Nên liên kết các trang theo dạng phân cấp với top landing page và các trang con. Để đạt hiệu quả tối đa, bạn nên kết hợp cả hình thức là silo vật lý và silo ảo; vì mỗi loại này đều mang ưu điểm riêng.

Lợi ích khi sử dụng cấu trúc silo cho website

Gia tăng trải nghiệm người dùng

Cấu trúc silo giúp cho website trở thành một hệ thống tầng bậc; được phân cấp dễ dàng. Bất cứ một website nào, nếu được tổ chức rõ ràng; khoa học sẽ giúp người dùng truy cập, sử dụng dễ dàng hơn. Người dùng có thể tìm thấy tất cả các nội dung liên quan khiến cho việc điều hướng trở nên tự nhiên hơn.

Ví dụ khi đọc một bài viết về Định nghĩa Seo, chắc hẳn điều được quan tâm số 1 ở đây là định nghĩa seo. Lúc này internal link trong bài hay thanh sidebar đều nói về định nghĩa Seo. Đó chính là cấu trúc Silo, góp phần tối ưu chủ về và gia tăng trải nghiệm của người dùng, khiến họ đọc bài viết đó và muốn tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa.

Tối ưu SEO

Tối ưu SEO là lợi ích to lớn nhất của cấu trúc silo. Một website khi mới ra mắt sẽ mất từ khoảng 3 – 4 tháng để google sandbox. Tuy nhiên cấu trúc silo ngay từ đầu sẽ làm giảm khoảng thời gian này đi. Google sẽ làm rõ hơn mức độ phù hợp của chủ đề nếu chủ đề đó được liên kết chặt chẽ thông qua các bài viết hay các trang có liên quan.

Xây dựng backlink dễ dàng

Với cấu trúc phù hợp, bạn đã xây dựng được một tập hợp các liên kết nội bộ của từng trang trong website. Lúc này sức mạnh sẽ tập trung dồn về trang chủ. Cấu trúc này sẽ báo cho bạn website đang có những nội dung chất lượng khi tìm kiếm từ khóa liên quan đến nội dung đó trên công cụ tìm kiếm.

Chủ đề chính, chủ đề phụ sẽ bị loại bỏ thay vào đó là nội dung và các trang liên quan đến từ khóa sẽ được quan tâm hơn. Điều này làm các bài viết hình thành lên đường link liên kết nội bộ. Các bài viết chứa từ khóa chính tìm kiếm đó có thể khiến khách hàng tìm đến những trang có nội dung liên quan khác nếu họ quan tâm và muốn tìm hiểu. Đồng thời lượt organic traffic của website sẽ tăng lên.

Cách triển khai website theo cấu trúc silo

Bước 1: Xác định chủ đề của website

Bạn hãy kết hợp bước này với nghiên cứu từ khóa để mang lại hiệu quả cao hơn. Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng xác định chủ đề của website là quan tâm đến nội dung content. Tuy nhiên điều mà bạn cần quan tâm nhất ở bước này chính là cần định hướng mục tiêu, chiến lược phát triển của web một cách cụ thể, rõ ràng. Bạn cần trả lời được các câu hỏi sau đây:

  • Chủ đề mà website đang muốn cạnh tranh là gì?
  • Chủ đề website sẽ xây dựng là gì?
  • Chủ đề liên quan đến website là gì
  • Định hướng, chiến lược phát triển của website là gì?
  • Bằng cách nào mà người dùng có thể tìm đến nội dung của bạn?
  • Chủ đề của website sẽ được triển khai cụ thể như thế nào?

Bước 2: Lựa chọn loại cấu trúc silo

Xây dựng cấu trúc silo giúp google dễ dàng nhận diện và cung cấp đến khách hàng. Như đã phân tích ở trên, SEOer có thể chọn 1 trong 2 loại đó là silo vật lý và silo ảo; tùy vào kinh nghiệm và kỹ năng của mỗi người.

Bước 3: Kiểm tra link building

Để tạo ra một chủ đề silo, bạn cần có ít nhất 4 – 5 trang con. Để củng cố chủ đề cho các trang, SEOer cần kiểm tra lại các liên kết hiện tại của website và chèn internal link giữa các trang. Theo dõi hành vi người dùng tìm kiếm content của bạn sẽ giúp điều này thực hiện được tốt hơn.

Bước 4: Publish content và chèn keyword

Tạo dựng nội dung content chất lượng, hoàn chỉnh là việc không thể bỏ qua khi tạo cấu trúc silo. Các SEOer cần nghiên cứu, xây dựng mật độ từ khóa chính xác, hiệu quả trong bài viết. Các bài viết cần chứa từ khóa mục tiêu vào silo tương ứng.

Trên đây là những nội dung liên quan đến cấu trúc silo và cách triển khai website theo cấu trúc này. Website của bạn sẽ giữ được top trong các công cụ tìm kiếm nếu cấu trúc silo được sử dụng hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

anh
HỌC SEO

Blog Học SEO Cơ Bản là một blog được xây dựng bởi đội ngũ SEO của công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông Ngọc Thắng. Với mục tiêu đưa kiến thức SEO từ cơ bản tới nâng cao tới các bạn đọc một cách chính xác và dễ tiếp cận nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN LIÊN QUAN

Internal Link là gì? Hướng dẫn đi liên kết nội bộ tối ưu SEO 2024
Seo onpage là gì?
SEO Onpage là gì? Hướng dẫn 30+ Tiêu chí tối ưu Onpage Website
cách nghiên cứu từ khóa SEO
Hướng Dẫn Cách Nghiên Cứu Từ Khoá SEO Chuẩn Hiệu Quả 100%

Đã trót tới đây sao không một lần ghé thăm Ngọc Thắng

Xem ngay Ngọc Thắng có gì